30 January

2024

Giới thiệu 12 di sản văn hóa được công bố trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La

Nhằm lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống  của  thế hệ trước, để tạo tiền đề cho các thế hệ sau phát triển và tái tạo, trên tinh thần và sự quyết tâm lưu giữ với các giá trị văn hóa dân tộc, cập nhật nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc, để góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng tham gia vào di sản văn hóa thế giới nói chung, phát huy giá trị di sản tạo cơ hội phát triển du lịch, nhằm xây dựng hình ảnh dấu ấn riêng biệt của mỗi quốc gia, tạo nên ấn tượng nền tảng văn hóa lịch sử riêng với bạn bè quốc tế.

Thực hiện công ước quốc tế và luật di sản văn hóa tỉnh Sơn La đã thực hiện công tác kiểm kê, và lập hồ sơ khoa học, di sản văn hóa phi vật thể, tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, và đã được sở Văn hóa  thể thao và du lịch xuất bản cuốn sách “ Giới thiệu 12 di sản văn hóa được công bố trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La”. 

    - Di sản thứ nhất là ( Lễ hội hết trá) của người thái bản áng xã đông sang huyện mộc châu

   - Kế tiếp là di sản (Nghệ thuật xòe thái). Luôn gắn kết với câu ví của người xưa như.

      không xòe hoa không nở

      Cây lúa không trổ bông bông

      Cây ngô không ra bắp

      không xòe người không vui.

     - Di sản (Chữ viết cổ của người thái) chữ thái là niềm tự hào của cộng đồng thái ở Sơn La nói riêng và cộng đồng người thái nói chung,

    - Tiếp theo là di sản ( Lễ cúng dòng họ của người Mông) người Mông quan niệm vạn vật hữu tình, thế giới vạn vật đều có linh hồn vì vậy con người ta phải biết thờ, cúng, kiêng kị.

   - Di sản ( Nghi lễ cấp sắc của người dao) được coi là một hoạt động tôn giáo mang nét văn hóa truyền thống  đối với nam thanh niên người Dao.

   - Di sản ( Nghệ thuật khèn của người Mông) cây khèn là nhạc cụ độc đáo mang nét văn hóa  đặc sắc riêng.

   - Di sản ( Lễ pang A) hay còn gọi là ( Cầu An) nhắc nhở con cháu luôn ghi nhớ nguồn cội.

    - Di sản ( Nghi lễ truyền thống trong đám cưới người dao tiền)

    - Di sản (Hoa văn trên trang phục của người Mông hoa)

    - Di sản ( Nghi lễ gọi đầu của người thái trắng huyện Quỳnh Nhai )

    - Di sản ( Nghi lễ Pang Then) của người thái Trắng huyện Mai sơn

    - Di sản ( Nghi lễ Mạng Ma) hay còn gọi là ( Cầu sức khỏe) của người Xinh mun dạ, xã  chiềng ơn huyện Yên châu, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn kết cộng đồng, bảo vệ và phát huy các tri thức bản địa. 

Cuốn sách hiện có tại trung tâm thông tin thư viện mời quý độc giả đón đọc.

                                                                                                     Đinh Thị Oanh - Trung tâm TT - TV